>> Nhân viên VP, người thất nghiệp chơi game nhiều nhất
Và họ, bằng cái nhìn của những người đang trực tiếp chơi GO, đã góp phần cung cấp thông tin để vẽ nên một bức tranh về GO, bức tranh mà nhiều người trong chúng ta cảm thấy hơi bỡ ngỡ, hơi bất ngờ vì nó… hình như không giống với những gì nhiều người mường tượng.
Chơi GO có chọn lọc
Qua khảo sát, tỷ lệ người giải trí bằng game cao nhất là đối tượng có trình độ cao đẳng, đại học trở lên (30,1%), tiếp đến là chưa hoàn thành trung học phổ thông (18,0%), chưa hoàn thành trung học cơ sở (17,1%), hoàn thành trung học phổ thông (14,1%), hoàn thành trung học cơ sở (9,0%), trung cấp/nghề (8,8%) và hoàn thành tiểu học 2,4%, tỷ lệ không đáng kể chưa hoàn thành tiểu học (0,6%). Để đạt được các kỹ năng, “đẳng cấp” chơi GO thì việc tìm tòi cách chơi thông minh được nhiều người lựa chọn nhất (65%). Con số này cho ta thấy rõ ràng rằng giải trí game đòi hỏi game thủ phải có trình độ tri thức nhất định để hiểu và nắm bắt nhanh được nội dung trò chơi, kỹ thuật sử dụng máy vi tính thành thạo và đặc biệt là khả năng phân tích cũng như vận dụng tư duy linh hoạt để giành chiến thắng trong trò chơi.
Một số liệu khá bất ngờ nữa mà khảo sát công bố chính là thời gian trung bình dành cho chơi GO là 12,9 giờ trong một tuần, tương đương khoảng 1,8 giờ/ngày. Số liệu này cho thấy rằng GO là món ăn tinh thần hàng ngày vừa đủ và không thể thiếu với một bộ phận không nhỏ người trẻ tuổi và trưởng thành trong xã hội. Số liệu này đã phần nào gỡ bỏ “oan ức” của đa số game thủ trước dư luận khi cho rằng họ chỉ biết “cắm đầu” vào chiếc máy tính thâu đêm suốt sáng.
Cụ thể nếu phân theo khoảng thời gian chơi, tỷ lệ người trả lời cao nhất chơi dưới 10 giờ/tuần chiếm tỷ lệ lớn 52,1%. Lý do “chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè” với tỷ lệ lựa chọn chiếm 54,8%, đứng thứ 2 sau lý do muốn đạt được “đẳng cấp” cao trong game để chứng tỏ bản thân. Số liệu này cho thấy GO là 1 phương tiện giúp người chơi rèn luyện tinh thần làm việc đội nhóm, chia sẻ kinh nghiệm.
Nếu xét các hình thức ưu tiên trong giải trí thì game lại chỉ đứng thứ 3 (chiếm 5%) sau các hình thức khác như Tivi (49,1%) hay chat (25,6) trên mạng. Con số này khẳng định thêm một lần nữa rằng truyền hình vẫn ảnh hưởng quan trọng tới thói quen giải trí và tâm lý của giới trẻ và từ góc độ các nhà quản lý, phụ huynh và giáo viên cho rằng, vấn đề môi trường giải trí hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, nhất là giới trẻ. Đặc biệt, ở các thành phố lớn, mặc dù có nhiều loại hình giải trí, nghệ thuật nhưng các ý kiến đều cho rằng sân chơi cho thanh thiếu niên vẫn còn rất hạn chế, thiếu thốn.
" alt=""/>Game OnlineĐây là dịch vụ cho phép thuê bao tìm kiếm hoặc tra cứu thông tin cần thiết ngay trên máy đầu cuối của người dùng. Các thông tin mà người dùng có thể tìm kiếm với Msearch gồm: tra cứu từ điển và các từ; nhạc chuông, nhạc MP3; hình nền, ảnh; tin tức; xổ số; bóng đá; chứng khoán…
" alt=""/>MobiFone mở dịch vụ tìm kiếm trên di độngCùng chiếu một bộ phim, cùng hình động, cùng ảnh tĩnh và chỉnh chế độ như nhau, hai máy chiếu đã có màn tranh tài hấp dẫn với Epson 8350 ngày 17/10 tại TP HCM.
Khác xa nhau về giá cả (Epson 8350 dưới 2.000 USD, Panasonic AE4000 trên 3.000 USD) nhưng màn "tỉ thí" không vì thế mà kém thu hút. Đông đảo giới chơi HD của TP HCM cũng có mặt tại buổi thử nghiệm để đánh giá về độ chân thật của màu da người, độ sâu của những thước phim về không gian của cả 2 dòng máy chiếu này.
" alt=""/>Máy chiếu Panasonic và Epson 'song đấu'